Đang xử lý.....

Thông tin lễ hội

Tên lễ hội Lễ hội Chợ đình Bích La
Địa điểm tổ chức Khu đình, miếu và chợ đình làng Bích La (Đình làng Bích La, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Quy mô tổ chức Cấp tỉnh Thời gian tổ chức Đêm mồng 2 và sáng ngày mồng 3 Tết Nguyên đán
Tỉnh/Thành phố Tỉnh Quảng Trị Quận/Huyện Quận Ba Đình
Đối tượng thờ phụng Thành hoàng làng, thần Kim Quy Phần lễ Gồm có 3 lễ chính: Lễ cáo, lễ cầu thần Kim Quy và lễ tất. Ngoài ra còn có lễ tổ chức phát thưởng cho học sinh giỏi, nâng chén rượu đầu năm mới, khách hành hương đến với lễ hội thắp hương, dâng hoa trong các miếu nghè cầu may, cầu tài, cầu lộc.
Phần hội Hoạt động biểu diễn giao lưu văn nghệ, làng vui chơi làng ca hát, bên cạnh đó có các trò chơi dân gian truyền thống như: Múa lân, thổi gà đất, viết thư pháp, viết chữ đẹp, bài chòi, chọi gà, hội chợ lô tô...
Loại lễ hội Lễ hội truyền thống Tư liệu lễ hội Lễ hội chợ đình Bích La gắn liến với quá trình hình thành khu Đình, Miếu làng Bích La. Đình làng Bích La được xây dựng từ rất sớm trên vùng đất Quảng Trị. Năm 1527 cụ Lê Mậu Doãn (chính là Ngài Bổn thổ khai khẩn Lê Mậu Tài, chức tước Doãn Lộc Hầu...) đã lập nên đình làng trên một vùng đất đầy linh khí sơn thủy hữu tình. Tương truyền, từ thuở dựng làng, các bậc tiền nhân đã chọn thế đất “Địa chung linh khí truyền thiên cổ. Thế xuất anh tài vạn ức niên”. Và đình làng Bích La cùng miếu thờ được xây dựng thờ cúng các vị thần hoàng, thần sông, núi, sấm sét, dân an, vật lợi… và hai vị tiến sĩ đầu tiên của làng Bích La là Tiến sĩ Lê Cảnh Diệu và Tiến sĩ Lê Cảnh Phiên. Phía trước đình có hồ nước trong xanh và trú ngụ của một con rùa vàng. Vào đêm mồng 2 và sáng ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, dân làng Bích La nói chung và du khách khắp nơi lại tập trung về đình làng để tham gia cúng bái, tế lễ, ngưỡng vọng về các vị thần linh, các bậc tiền nhân đã có công với làng, với nước. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống. Trước thời khắc giao hòa của trời đất, dân làng Bích La cùng cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh. Cùng lúc đó, rùa vàng – thần Kim Quy lại nổi lên mặt nước để chứng giám cho những lời ước nguyện của dân làng
Biện pháp bảo vệ a. Các biện pháp bảo vệ hiện có - Phát huy và nâng cao vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương trong công tác tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động tại lễ hội một một chặt chẽ, từu khâu chuẩn bị cho đến công tác tổ chức phần lễ và phần hội. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động các nguồn lực tham gia vào việc trùng tu, tôn tạo di tích, tổ chức quản lý lễ hội chợ đình Bích La, huy động bà con nhân dân làng Bích La để tổ chức và tham gia các hoạt động trong quá trình tổ chức Lễ hội. - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu thể thao và các trò chơi dân gian truyền thống giữa các thôn trong xã như: bài chòi, thổi gà, thổi tu huýt, đẩy gậy, đập om giúp mọi người có động lực cùng nhau thi tài để rèn luyện sức khỏe; đồng thời, qua đó truyền dạy cho thế hệ trẻ gìn giữ, bảo lưu được nét văn hóa tốt đẹp của quê hương. b. Đề xuất công tác bảo vệ và phát huy lễ hội Đề nghị hỗ trợ cho tỉnh từ nguồn vốn trung ương để đầu tư, tôn tạo di tích cấp tỉnh. Đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ cho tỉnh Quảng Trị xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích Khu đình, miếu và chợ đình Bích La, theo Quyết định Số 707/QĐ -UB ngày 12/7/1996 của UBND tỉnh Quảng Trị. Thời điểm đăng ký hoặc thông báo Tháng 12
Kỳ tổ chức Năm đưa vào danh mục Không có thông tin

Tin tức lễ hội

Video lễ hội

Thư viện ảnh lễ hội

Văn bản - Tài liệu lễ hội

Lễ hội khác